Lịch sử Trại cải tạo lao động của Liên Xô

Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó để trợ giúp biên tập và mở rộng bài viết.
Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Hệ thống trại tù thời Nga hoàng

Ngay cả từ thời Nga hoàng các tù nhân chính trị và hình sự mà bị cho là nguy hiểm bị đày đi tới Siberia (Katorga). Chẳng hạn như Lenin từ 1897 cho đến 1900 và Stalin từ 1913 đến 1917 đã bị đi đày tới vùng Krasnoyarsk. Trong những trại cải tạo này vào thập niên 1830 khoảng 8.000 người bị giam giữ, đến thập niên 1870 là khoảng 20.000 và bắt đầu thế kỷ 20 lên đến khoảng 30.000 người.

Hệ thống trại tù thời Liên Xô

Các hàng rào ở Gulag cũ tại Perm-36Tập tin:Belomorkanal.pngTù nhân lao động tại công trường

Sau cuộc Cách mạng Tháng Mười, Quần đảo Solovetsky (Solovki) đã có sự tai tiếng như là địa điểm của trại tù đầu tiên của hệ thống gulag Liên Xô.[12] Trại được khánh thành vào năm 1921, trong khi Vladimir Lenin vẫn giữ quyền lãnh đạo Liên Xô.

Trong 25 năm (1929-1953), khoảng 14 triệu người đã từng phải trải qua Gulag, với thêm 6 đến 7 triệu bị trục xuất và phải di cư đến các vùng sâu vùng xa của Liên Xô.[13] Tuy nhiên, Gulag giam giữ phạm nhân đủ mọi thành phần, không chỉ tù chính trị mà còn cả tù hình sự (trộm cắp, lừa đảo, giết người...). Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 người ở trong các trại Gulag (cao điểm là vào năm 1937-38 đạt 1,7 triệu người), tức là khoảng 0,4% dân số Liên Xô. Tỷ lệ này thực tế là không cao, để so sánh, năm 1978, số người da đen ở Mỹ là 23 triệu người, trong đó khoảng 200.000 (khoảng 0,9%) đã bị tống giam[14], hoặc năm 2004 đã có 2.079.000 người Mỹ đang bị giam giữ do mọi nguyên nhân phạm tội, tỷ lệ là khoảng 0,7% dân số. Tuy vậy tỉ lệ người chết trong các trại giam Gulag lại cao hơn rất nhiều [15][16]. Theo ý kiến ​​của D.I. L.I. Borodkina, không đúng khi so sánh về điều kiện giam giữ và số lượng tù nhân trong các nhà tù ở Liên bang Nga và Hoa Kỳ hiện nay với số lượng và điều kiện giam giữ tù nhân trong các trại giam Gulag. Theo học giả này, không giống như ở Hoa Kỳ ngày nay, việc kết án các phạm nhân và đưa họ vào các trại giam Gulag ở Liên Xô thời kì đó là rất qua loa và không công bằng. Borodkina cũng chỉ ra điều kiện trong các trại giam Gulag là "vô nhân đạo" và cũng cho rằng "''không nên nhầm lẫn giữa việc bị bỏ tù tội hình sự và thường xuyên bị bỏ đói trong một trại giam [17]. Borodkin thì cho rằng hệ thống hiến pháp của hầu hết các quốc gia dân chủ hiện đại đều có một quy định đặc biệt, trong đó cấm cưỡng bức lao động tù nhân. Trong khi luật pháp của Liên Xô thời kì đó, theo Borodkin, nói: "Lao động cưỡng bức không chỉ được phép, mà thậm chí được khuyến khích bởi Liên bang" Theo tiêu chí này các tù nhân của hệ thống trại giam Gulag có thể được xem là lao động khổ sai [18].

Theo một nghiên cứu không đầy đủ dữ liệu năm 1993 từ lưu trữ của Liên Xô, tổng cộng 1.053.829 người đã chết vì bệnh tật trong các Gulag trong suốt 20 năm (1934-1953)[8] Các dữ liệu hoàn thành đưa số người chết trong khoảng thời gian này lên 1.258.537, một số ước tính cho rằng đã có 1,6 triệu thương vong tính cả giai đoạn từ 1929 tới 1953.[19] Những ước tính này không tính những người đã chết sau khi được thả, nhưng bao gồm những cái chết được xem là kết quả của điều kiện sống khắc nghiệt trong các trại;[20][21] Tổng số tù nhân của các trại dao động từ 510.307 (năm 1934) đến 1.727.970 (năm 1953).[8]

Nếu chia bình quân thì trung bình mỗi năm, khoảng 60.000 tù nhân chết trong Gulag do mọi nguyên nhân. Nhưng trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, tù nhân của Gulag tăng đột biến tỷ lệ chết trong giai đoạn 1941–1943. Vào mùa đông 1941, khoảng 20% số tù nhân ở Gulag đã chết vì đói và lạnh hoặc do thiếu thuốc men, bởi lương thực và quần áo phải được chuyển bớt cho quân đội để chống Đức Quốc Xã, khoảng 516.841 tù nhân chết trong các trại gulag trong giai đoạn 1941-43.[22]. Nhưng đó là tình cảnh khó khăn chung của Liên Xô khi ấy (hàng triệu dân thường Nga cũng chết vì đói rét trong 3 năm đó, do nông nghiệp Liên Xô bị quân Đức tàn phá). Nếu loại bỏ số tù nhân chết trong giai đoạn 1941-1944 bởi nguyên nhân khách quan là chiến tranh với Đức quốc xã, thì số tù nhân Gulag chết mỗi năm là khoảng 40.000 người, chiếm khoảng 3% số phạm nhân. So sánh với tỷ lệ tử vong trung bình của người dân nước Nga thời kỳ đó (khoảng 2 - 2,5% mỗi năm), thì tỷ lệ chết như vậy không cao hơn là bao. Tỷ lệ này cũng chỉ xấp xỉ tỷ lệ chết của lính Đức trong trại tù binh của Pháp năm 1940 (khoảng 2,58%) và kém rất xa tỷ lệ chết của lính Nga trong các trại tù binh của Quốc Xã trong thế chiến 2 (khoảng 30% mỗi năm).

Một hòn đá từ trại Solovki được đặt ở phía trước của trụ sở KGBQuảng trường Lubyanka tại Moskva, đây cũng là nơi thường tập trung các nhân vật bất đồng chống chính phủ tại Nga để tưởng niệm

Trong các trại Gulag, thái độ đối với người bệnh được quy định trong pháp luật, là phải cứu chữa cho họ. Trại trưởng phải báo cáo hàng ngày đến trung tâm quản lý về tình hình trong trại, số lượng tù nhân. Nếu tỷ lệ tử vong của tù nhân vượt qua một mức nhất định, người chỉ huy trại, và toàn bộ nhân viên của ông sẽ bị đuổi việc; chỉ huy sẽ bị kỷ luật hoặc bị phạt tù lâu dài. Hệ thống Gulag có thể cung cấp nguồn lao động cho vùng sâu vùng xa, đồng thời cô lập những người bị coi là nguy hiểm đối với xã hội, để họ cải tạo thông qua lao động, nhưng không phải để giết họ. Các trại đều có phòng y tế, có các bác sĩ được tuyển từ trong số các tù nhân là những người tốt và tận tụy, những người đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân[23]

Vào cuối những năm 1940, do Liên Xô đã khôi phục được kinh tế đất nước, số người chết mỗi năm trong các trại Gulag vì nhiều lý do khác nhau là rất ít, không quá 15.000 người/năm, tỷ lệ chết không quá 1%[24]. Theo những câu chuyện tuyên truyền chống Liên Xô, đặc biệt là trong chiến tranh Lạnh, các trại lao động Xô viết được truyền thông phương Tây mô tả hầu hầu như giống như các trại tập trung của Hitler: "tù nhân bị hành hạ và chết như ruồi". Ấn tượng này được tạo ra từ cuốn sách "Quần đảo Gulag" của Solzhenitsyn (một nhà văn bất đồng chính kiến với Nhà nước Liên Xô). Một số ý kiến khác phản đối, cho rằng các trại Gulag chỉ giống như một trại lao động tập thể, nơi phạm nhân lao động công ích 10 giờ mỗi ngày, và hoàn toàn không có chuyện tù nhân bị ép lao động đến chết.[25]

Từ năm 1934 đến năm 1941, số tù nhân có trình độ học vấn cao tăng gấp năm lần. Kết quả là sự gia tăng tỉ lệ của họ trong thành phần tổng thể của các tù nhân trại giam. Trong số các tù nhân trại giam, số lượng và tỷ lệ của giới trí thức đang tăng lên nhanh nhất. Sự không tin tưởng, nghi kỵ và thậm chí thù hận dành cho giới trí thức cũng là một đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo Liên Xô [26]